VỊ THUỐC LONG NHÃN, TÁC DỤNG VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG

Long nhãn là một món đặc sản quen thuộc với người Việt Nam và là nguyên liệu quý trong Y Học Cổ Truyền. Hãy cùng AP PHÚ HƯNG tìm hiểu về tác dụng của vị thuốc long nhãn và điểm cần lưu ý khi dùng sẽ giúp người bệnh lựa chọn bài thuốc phù hợp với thể trạng nhằm đạt được hiệu quả tích cực trong chữa trị.

Long nhãn khô là gì? Công dụng và cách dùng long nhãn sấy khô

1. Long nhãn – Nguyên liệu thuốc quý

Long nhục, nhãn nhục..là những tên gọi khác của long nhãn. Để có thể bảo quản trong thời gian dài mà vẫn giữ được vị ngọt ngon của phần thịt quả sau khi tách khỏi vỏ và hạt, người ta đem cùi nhãn sấy khô tạo thành long nhãn.

Long nhãn tùy vào nhiệt độ sấy sẽ có độ mỏng dày không đều nhau. Vẻ ngoài thường mang màu vàng đậm hoặc nâu sẫm. Long nhãn sau sấy khô, không dính tay nhưng dẻo mềm và có vị ngọt, hương thơm nhẹ nhàng rất đặc trưng.

Đối với nhiều người, việc dùng long nhãn để tăng hương vị món ăn, chè, trà thảo dược… đã trở nên vô cùng quen thuộc. Không chỉ được ưa chuộng sử dụng trong đời sống hàng ngày, long nhãn còn chứa rất nhiều dưỡng chất và là một vị thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe, chữa trị nhiều bệnh khác nhau.

2. Tác dụng của Long nhãn

Theo Y Học Hiện Đại, thành phần dược lý của long nhãn bao gồm glucose, flavoprotein, tanin, saponin, chất béo ..…có tác dụng:

  • – Chống lão hoá da và xương

Bí quyết chống lão hóa đơn giản cho làn da 0 tuổi - Blog Glutathione

  • – Ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng thị lực 
    Đặc trưng của mắt 2 mí? Có cách tạo mắt 1 mí thành 2 mí rõ nét không? - Nhà thuốc FPT Long Châu


  • – Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng tự nhiên, bảo vệ sức khỏe
    Cách tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe trong thời điểm giao mùa

  • – Thúc đẩy tuần hoàn, đưa máu về các cơ quan trong cơ thể
    Suy giảm tuần hoàn máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | Vinmec
     
  • – Gia tăng độ bền, đàn hồi của mạch máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ xuất hiện các bệnh liên quan tới tim mạch và huyết áp.
  • Trong Y Học Cổ Truyền, long nhãn mang tính ôn và ấm, tác dụng vào Tâm và Tỳ. Những lợi ích mà long nhãn đem lại là:

    • Bồi bổ khí huyết – Tốt máu, trị các bệnh thiếu máu và dưỡng nhan, nhu nhuận làn da
    • An thần định chí – An dưỡng tinh thần, trị lo âu suy nghĩ nhiều
    • Chủ trị trống ngực hồi hộp tim loạn nhịp
    • Trị các chứng bệnh chán ăn, ăn uống không tiêu khiến cơ thể mệt mỏi
    • Chữa suy nhược thần kinh, trí nhớ kém hoặc chứng mất ngủ thường xuyên  
  • Trong Đông Y, long nhãn có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng một số loại dược liệu, tạo nên những bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số thang thuốc tham khảo sử dụng vị thuốc long nhãn có công dụng điều trị nhất định:
    • Bài thuốc trị tỳ hư, tiêu chảy – công năng vận hóa của tỳ bị hư suy, bụng dạ chướng, khó tiêu: Sắc uống hàng ngày Long nhãn cùng Sinh khương.
    • Bài thuốc trị tâm phế, âm hư – chức năng của phế kém, tân dịch tiêu hao: Long nhãn, Kỷ tử, yến sào nấu cùng với đường phèn vừa đủ.
    • Bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể: Chưng đường phèn với Long nhãn để nguội, pha với nước dùng hàng ngày.

      3. Lưu ý khi sử dụng long nhãn

      Sử dụng long nhãn nên lưu ý những đối tượng phù hợp với tính chất của long nhãn. Bởi long nhãn chứa hàm lượng đường cao nên đặc biệt không phù hợp với người bị tiểu đườngthừa cân hoặc béo phì. Đặc biệt, đối với thai phụ 7 tháng đầu xuất hiện triệu chứng nóng trong, âm hỏa hư nên tránh ăn nhiều long nhãn có thể bị ra huyết, đau bụng, động thai.Say no hand sign" – 32.668 Ảnh, vector, đối tượng 3D và hình chụp có sẵn | Shutterstock
      Y Học Cổ Truyền quan niệm “Hư thì thực, bổ thì tả”, mặc dù long nhãn có nhiều lợi ích trong chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe, nhưng để có hiệu quả tốt thì trước khi sử dụng người bệnh nên được thăm khám và tư vấn kỹ càng bởi bác sĩ chuyên môn, càng không nên tự ý gia giảm nguyên liệu thuốc.

       

      Các bài viết thường mang tính chất tham khảo, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cụ thể, cân nhắc liều lượng thích hợp dựa trên thể trạng từng bệnh nhân.

.
.
.
.