Cây râu mèo là loại cây thân thảo có hình dáng bên ngoài giống như bộ râu của những chú mèo. Là một loài thảo dược quý của Đông y có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giúp lợi tiểu,…
Đặc biệt, nó có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh viêm thận cấp và mãn tính, giúp tăng cường chức năng thận.
Cây râu mèo – trong Y học cổ truyền còn gọi nó là cây bông bạc hoặc cây mao trao thảo. Là loại thảo dược thuộc họ hoa môi (Lamiaceae) có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth.
Cây râu mèo là loại cây thân thảo có hình dáng bên ngoài giống như bộ râu của những chú mèo. Là một loài thảo dược quý của Đông y có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giúp lợi tiểu,…
Đặc biệt, nó có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh viêm thận cấp và mãn tính, giúp tăng cường chức năng thận.
Cây râu mèo – trong Y học cổ truyền còn gọi nó là cây bông bạc hoặc cây mao trao thảo. Là loại thảo dược thuộc họ hoa môi (Lamiaceae) có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth.
Đặc điểm hình ảnh cây râu mèo
Râu mèo là loài cây thân thảo, có vòng đời ngắn ngủi, chỉ cao khoảng 30 – 60cm; thân cây có nhiều cạnh nhưng rất ít phân nhánh. Khi còn non thân cây có màu xanh lá và có lông tơ, mịn bao phủ; khi cây già sẽ chuyển màu dần sang tím.
Lá cây thuộc loại lá đơn, có cuống ngắn và mọc đối nhau tạo thành hình chữ thập. Lá thuôn nhọn dài khoảng 4 – 8cm, 2 mép lá đều có răng cưa bao phủ khoảng 2/3 diện tích lá.
Hoa râu mèo thường mọc thành từng cụm từ 6 đến 10 vòng ở ngọn cây và mỗi vòng thường sẽ có 3 – 6 hoa. Hoa có màu trắng trong có nhị vươn dài gấp 3 lần cánh hoa giống như bộ râu của mèo.
Xem thêm sản phẩm: https://phuhungap.com/cat/duoc-lieu/ |
Cây râu mèo mọc ở đâu?
Ở nước ta, râu mèo mọc khoang khắp nơi trải dài từ Bắc vô Nam nhưng nó chỉ tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Hà Tây, Sapa và những vùng có khí hậu lạnh.
Ở miền Nam, cây râu mèo chỉ mọc rải rác vài nơi, hầu hết giống cây này đều được các tỉnh miền Bắc đem vào Nam để canh tác.
Thu hái và chế biến râu mèo làm thuốc
Râu mèo thường được người dân thu hái vào khoảng tháng 9 hàng năm vì đây là lúc cây bắt đầu trổ hoa và chứa nhiều dược tính nhất. Và để làm thuốc người ta sẽ sử dụng toàn bộ cây để bào chế thành dược liệu.
Sau khi thu hái về, dược liệu sẽ được mang đi rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất. Tiếp đó, sẽ cắt thành từng khúc rồi đem đi phơi hoặc sấy cho khô và bảo quản trong túi zip hoặc túi nilon để sử dụng dần và tránh ẩm mốc.
Thành phần hóa học của râu mèo
Theo một số nghiên cứu cho biết, trong râu mego có chứa chất đắng glucozit gọi là orthsiphonin là chất ít tan trong rượu nhưng tan nhiều trong nước có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu viêm, giải độc gan.
Ngoài ra, trong cây còn chứa một ít tinh dầu và chất béo tanin, cùng với 5% glucose và lượng muối vô cơ cao, trong đó chủ yếu là muối kali. Một số báo cáo khác còn tìm thấy sapophonin có tác dụng giúp thải độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể.
Cây râu mèo có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, râu mèo có vị ngọt nhạt hơi đăng nhưng có tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu; cùng một số tác dụng như sau:
– Cây râu mèo có tác dụng giúp tăng cường khả năng đào thải chất độc qua thận, dẫn đến tăng cường chức năng thận và điều trị bệnh suy thận hiệu quả.
– Có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu.
– Có công dụng giúp lợi tiểu hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt, bí tiểu, nước tiểu vàng, tiểu đục, phù thũng.
– Cây râu mèo có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout, giúp hạ huyết áp, giảm tần số hô hấp.
– Giảm đường huyết, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu hóa giải độc về gan mật, bảo vệ gan.
– Các hoạt chất flavonoid có trong râu mèo có tác dụng chống oxy hóa và bẫy gốc tự do qua đó tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Râu mèo điều trị mụn rất hiệu quả.
– Có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
– Giúp giảm đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay và đau lưng hiệu quả.
Ngoài ra, Cây râu mèo còn kết hợp với một số loại thảo dược khác có tác dụng điều trị bệnh thống phong, thấp khớp, thấp ngoài khớp, phù nề, viêm thận, hoàng đản, sốt nóng, cảm cúm, thủy đậu, sởi.
Xem thêm: phuhungap |