Bồ công anh (có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, rau bao…) Trong cây bồ công anh, đặc biệt là rễ của cây chứa nhiều khoáng chất vi lượng như sodium, calcium, magne, potassium, đặc biệt là nguyên tố vi lượng sắt. Trong lá và thân cây bồ công anh còn chứa các viatamin như vitamin A,B6, B1, C…
Bồ công anh sở hữu đặc tính nhuận tràng, chứa các inulin và chất nhầy, từ đó có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa của loại cây cỏ này giúp cho hấp thu các độc tố từ thực phẩm và kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có ích đồng thời ức chế và ngăn cản vi khuẩn đường ruột có hại.
Công năng, tác dụng của lá bồ công anh:
Tính vị: Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu…
Xem thêm sản phẩm: Dược Liệu |
Cách dùng, hướng dẫn sử dụng lá bồ công anh:
1. Chữa vú sưng đau, tắc tia sữa: Lá bồ công anh tươi khoảng 30g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2 – 3 lần là đỡ.
2. Ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: Lá bồ công anh khô 10 – 15g, nước 600ml (khoảng 3 bát con), sắc còn 200ml (1 bát), đun sôi trong vòng 15 phút. Uống 5 – 7 ngày.
3. Mụn nhọt: Bồ công anh 40g, bèo cái 50g, sài đất 20g. Sắc uống ngày một thang. Uống 3 – 5 ngày.
4. Viêm họng: Bồ công anh 40g, kim ngân hoa 20g, cam thảo nam 10g. Sắc uống ngày một thang. Uống 3 – 5 ngày.
5. Chữa đau dạ dày do viêm: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi trong vòng 15 phút, khi uống cho thêm ít đường cho dễ uống, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.
Đối tượng sử dụng lá bồ công anh:
Người bị mụn nhọt, lở loét, viêm da, tá tràng
Người bị viêm gan
Người bị loãng xương, rối loạn sự lọc máu của gan, xơ gan cổ trướng
Người bị sỏi thận, gan nhiễm mỡ
Phụ nữ sau sinh bị tắc tuyến sữa
Phú Hưng AP – Dược liệu |