Bạch chỉ là một cây thuốc quen thuộc với nhiều người, có tác dụng giúp thần kinh hưng phấn, máu trong cơ thể ổn định, chữa nhức đầu, các bệnh về da, thuốc cầm máu,… Trong bạch chỉ có chưa angelicotoxin, đây là chất giúp kích thích hệ thần kinh trung ương, não bộ, tạo cảm giác hưng phấn, bớt mệt mỏi, giảm stress rất tốt.
Cây bạch chỉ là gì?
Cây bạch chỉ là một loại thảo dược sống lâu năm, có vị cay, hơi ngọt, tính ấm, ít độc. Đông y thường sử dụng rễ của loại cây này làm thuốc chữa đau đầu, đau răng, bạch đới, cảm cúm, u nhọt sưng đau…
Tên khác: Bách chiểu, an bạch chỉ, chỉ hương, xuyên bạch chỉ, lan hòe, bạch cự, thần hiêu, chỉ hương, phù ly, linh chỉ, hưng an bạch chỉ
Tên khoa học: Angelica dahurica
Họ: Hoa tán (Apiaceae)
Mô tả về cây bạch chỉ
1. Đặc điểm của cây thuốc
Bạch chỉ là cây sống lâu năm có chiều cao trung bình từ 1 – 2,5 m
Thân rỗng, mập, đường kính dao động từ 2 – 3 cm. Bên ngoài nhẵn, màu tím hồng hoặc xanh lục ánh tía. Phần thân dưới nhẵn, thân trên có lông tơ ngắn.
Lá to, xẻ lông chim, màu xanh. Cuống lá dài khoảng 4 – 20cm, phần cuối cuống phát triển thành bẹ ôm vào thân. Hai bên mép lá có hình răng cưa, đường gân phía mặt trên của lá được bao phủ một lớp lông tơ mềm.
Cây bạch chỉ cho ra hoa vào thời điểm tháng 7 -8 hàng năn. Hoa màu trắng mọc thành cụm ngay đầu cành hoặc kẽ lá, có hình tán kép, kích thước từ 10 – 30cm. Các tán hoa nối với thân bằng một cuống chung dài 4 – 20cm. Cánh hoa có khía, hình trứng ngược. Bầu nhụy có thể nhẵn hoặc chứa lông tơ.
Quả bế đôi dẹt, ra vào tháng 8 -9 trong năm. Chiều dài quả khoảng 4 – 7mm, hình bầu dục, một số quả hơi trò
2. Dược liệu
Rễ hình trụ, màu nâu nhạt hoặc màu vàng, dài khoảng 3 – 5cm, có mùi thơm hắc, vị cay của tinh dầu. Đầu cổ rễ hơi vuông và thu nhỏ dần xuống đầu dưới. Mặt ngoài vỏ rễ lồi lên nhiều nốt nhỏ nằm ngang, xếp thành 4 hàng dọc theo thân rễ.
Bẻ ngang rễ thấy cứng, không xơ. Ruột rễ mềm, chất bột, màu trắng ngà, phía ngoài xốp. Có tầng sinh gỗ dạng vòng tròn, trong đó gỗ chiếm 1/2 – 1/3 đường bán kính.
3. Phân bố
Cây bạch chỉ ưa mọc ở bìa rừng có độ cao khoảng 500 – 1000m so với mực nước biển hoặc các vùng thung lũng, đồng cỏ và ven bờ suối.
Trên thế giới: Thảo dược này được tìm thấy nhiều ở Nhật Bản, Triều Tiên, các tỉnh nằm phía đông bắc Trung Quốc ( Cát Lâm, Liêu Ninh…), Đông Siberi.
Ở Việt Nam: Cây sinh trưởng tốt nhất ở khu vực miền Bắc, bao gồm các tỉnh như Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Lào Cai….
4. Bộ phận dùng làm dược liệu
Rễ cây bạch chỉ
5. Thu hái – Sơ chế
Rễ cây bạch chỉ thường được thu hái vào mùa thu lúc trời khô ráo. Những cây khoảng 10 tháng tuổi trở lên, có lá bắt đầu úa vàng nhưng chưa kết hạt sẽ được đào lên để lấy rễ. Sau đó đem về rửa sạch, cắt bỏ cổ rễ và các rễ con nhỏ mọc xung quanh.
6. Bào chế thuốc
Cách 1: Bỏ rễ bạch chỉ vào vại chứa vôi, đậy nắp kín lại. Sau 7 ngày lấy ra phơi nắng hoặc sấy khô. Cuối cùng dùng dao cạo sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài.
Cách 2: Sau khi rửa sạch rễ bạch chỉ, cho vào lò xông với lưu huỳnh làm 2 lần. Thời gian xông khoảng 1 ngày một đêm cho đến khi rễ chín mềm và đạt độ ẩm dưới 13% . Đem phơi khô thu được rễ bạch chỉ có màu trắng.
Cách 3: Cạo sạch vỏ rễ bạch chỉ, thái nhỏ. Sau đó đồ chung với hoàng tinh theo tỷ lệ 1:1 và lấy bạch chỉ ra phơi khô.
Trước cho vào thuốc, đem bạch chỉ sao qua, sao cháy hoặc sao tẩm với giấm.
Xem thêm sản phẩm: https://phuhungap.com/cat/duoc-lieu/ |
7. Bảo quản
Cho dược liệu vào trong hộp, đậy nắp kín lại để nơi khô ráo. Tránh để chỗ ẩm hoặc có nắng nóng.
8. Thành phần hóa học của cây bạch chỉ
Theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam, thành phần chủ yếu của bạch chỉ là tinh dầu. Ngoài ra còn có các dẫn chất Curamin bao gồm:
- Byak-Angelicin
- Byak Angelicol
- Oxypeucedanin
- Imperatorin
- Isoimperatorin
- Phelloterin
- Xanthotoxin
- Anhydro Byakangelicin
- Neobyak Angelicol
- Marmezin
- Scopetin
- Angelicotoxin
- Hydrocarotin
- Angelic acid
- 5-Methoxyl-8-Hydroxypsoralen
- Furanocoumarines
9. Vị thuốc bạch chỉ
9.1. Tính vị
- Theo Trấn Nam Bản Thảo: Vị cay, ngọt nhẹ, tính ấm
- Theo Vược Cật Đồ Khảo: Vị cay, mùi hôi, ít độc
- Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển, Trung Dược Đại Từ Điển và Đông Dược Học Thiết Yếu: Vị cay, tính ấm
9.2. Quy kinh
Bạch chỉ có thể quy vào các kinh Bàng quang (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Phế, Tỳ, Vị ( Trung Dược Đại Từ Điển, Lôi Công Bào Chính Luận), Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu, Trân Châu Nang) và kinh Can ( Bản Thảo Kinh Giải .
9.3. Tác dụng dược lý và chủ trị
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, bạch chỉ có tác dụng giảm đau, kích thích trung khu thần kinh. Các chất trong dược liệu này còn có tác dụng làm tăng tiết axit trong dạ dày và ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như vi khuẩn Gram +, trực khuẩn lị, thương hàn hay vi khuẩn lao.
Pommade trong bạch chỉ có khả năng ngăn ngừa và trị liệu chứng loát giác mạc do bị bỏng ánh sáng. Thành phần Angelicotoxin khi được sử dụng với liều lượng nhỏ gây kích thích trung khu vận mạch, làm huyết áp tăng
Theo y học cổ truyền, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, giúp tàn hàn, tiêu mủ, trừ phong, giải độc, chỉ thống, hoạt huyết, táo thấp.
Chủ trị:
- Đau đầu, đau chân răng, đau mắt
- Bệnh hậu sản, phong, chóng mặt
- Viêm mũi, viêm xoang, chảy nước mũi trong
- Táo bón, bệnh trĩ
- Sốt ở trẻ em
- Ung nhọt, mụn đinh
- Bệnh bạch đới
- Cảm cúm
- Ra mồ hôi trộm
- Đại tiện, tiểu tiện ra máu
- Giải độc do rắn rết cắn hoặc do nhiễm từ thạch…
9.4. Cách dùng và liều lượng
Rễ bạch chỉ được dùng với liều lượng 3 – 6g một ngày hoặc cao hơn tùy theo khuyến cáo của thầy thuốc. Các hình thức sử dụng thuốc như sau:
- – Sắc uống
- – Tán bột làm hoàn
- – Nấu nước tắm
- – Làm thuốc xông, ngâm
9.5. Độc tính
Theo dược Vật Đồ Khảo, bạch chỉ hơi có độc. Thực tế một số báo cáo cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc, co giật khi sử dụng tinh dầu chiết xuất từ bạch chỉ ở liều cao.
Chất angelicotoxin trong bạch chỉ có độc tính tương tự như chất Xicutoxin nhưng nhẹ hơn. Ngoài ra, bạn có thể bị dị ứng với thành phần của dược liệu này dẫn đến nhiều biểu hiện bất thường như kích ứng da, ngứa da, nổi mẩn đỏ, mề đay, sưng môi miệng, khó thở…
Website: phuhungap.com |