DMCA.com Protection Status Lá ngải - Công Ty AP PHÚ HƯNG
Lá ngải

Lá ngải

Ngải cứu là một vị thuốc quý trong Đông Y, từ xa xưa đã được ứng dụng vào các bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, an thai, đặc biệt là sơ cứu vết thương rất hiệu quả và những giá trị đó vẫn vẹn nguyên cho tới ngày hôm nay.

Danh mục: Từ khóa:

1. Mô tả ngải cứu

Ngải cứu là loài cây thân thảo sống lâu năm, là một loại dược liệu có chiều cao trung bình từ 0.5 – 1,2 m. Toàn bộ thân, cành và hai mặt lá của ngải cứu đều có lông nhỏ, màu trắng tro bao phủ. Lá cây mọc so le với phiến lá xẻ nhìn giống lông chim, các phiến lá men theo thân mọc đến tận gốc, mặt trên lá có màu xanh sẫm và mặt dưới có màu trắng xám.

Hoa ngải cứu mọc thành từng chùm kép ở đầu cành với các cụm hoa hình đầu nhỏ, có màu vàng lục nhạt và thường nở vào mùa hè. Quả ngải cứu nhỏ và không có lông.

Ngải cứu khô có màu vàng nâu, có mùi rất nồng dễ nhận biết, nếu ngửi không quen sẽ dễ gây cảm giác khó chịu. Ngải cứu khô để càng lâu năm thì công dụng sẽ càng cao, chủ yếu dùng trong các bài thuốc chữa bệnh.

2. Bộ phận dùng và cách thu hái ngải cứu

Bộ phận dùng: Có thể dùng toàn thân ngải cứu để làm thuốc chữa bệnh còn nếu dùng trong món ăn thì chỉ nên dùng phần lá và ngọn của ngải cứu.

Thu hái: Thời điểm tốt nhất để thu hái ngải cứu là trước lúc hoa nở, tức tầm từ tháng 6-7 hàng năm. Bởi vì đây là lúc cây chứa lượng tinh dầu lớn nhất có lợi cho sức khỏe. Khi thu hoạch ngải cứu, người ta thường nhổ cả cây hoặc chí hái phần lá và ngọn.

3. Cách chế biến ngải cứu thành thuốc

Sau khi thu hái ngải cứu về, rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn, rác lẫn lộn

Sau đó, cắt nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô

Cho vào túi nilon để bảo quản sử dụng dần hoặc đem bán.

3. Tính vị của ngải cứu

Theo Đông y, rau ngải cứu là một loại thảo dược tính ấm, vị đắng, đặc biệt có mùi rất hăng nồng có công dụng giúp cơ thể, điều hòa khí huyết, lợi tiểu, kháng khuẩn và giảm đau nhức hiệu quả.

4. Thành phần hóa học của ngải cứu

Theo y học hiện đại, mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về loài cây này nhưng có một số nhà khoa học đã tìm ra được trong ngải cứu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, hoạt chất flavonoid và các acid amin như cholin, adenin. Ngoài ra, nó còn một số thành phần hoạt tính là artabsin, anabsinthin, absinthin và nhựa.

APPhuhung

Đánh giá
0
0 ratings
5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%
Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Write a customer review

Be the first to review “Lá ngải”

TOP

.
.
.
.