DMCA.com Protection Status Lá Đinh Lăng - Công Ty AP PHÚ HƯNG
Lá Đinh Lăng

Lá Đinh Lăng

Sử dụng lá đinh lăng phơi khô mang đến nhiều lợi ích tương tự đinh lăng tươi. Phơi khô hay sao vàng đều là những cách bảo quản lâu ngày không làm mất dược tính nguyên vẹn của cây thuốc. Những công dụng chính của lá đinh lăng phơi khô như chữa mất ngủ, an thần, chữa cảm sốt, đau nhức… được nhiều người trải nghiệm và công nhận hiệu quả.
Đinh lăng là một vị thuốc tốt và dễ tìm tại Việt Nam. Các hoạt dược tính trong đinh lăng được ứng dụng phổ biến trong y học. Bởi vì hàm lượng dược tính cao nên khi phơi khô lá đinh lăng phải đúng cách. Nếu thực hiện sai quy trình thì vị thuốc mất dược tính và không đảm bảo công dụng lá đinh lăng phơi khô.

Danh mục:

Sử dụng lá đinh lăng phơi khô mang đến nhiều lợi ích tương tự đinh lăng tươi. Phơi khô hay sao vàng đều là những cách bảo quản lâu ngày không làm mất dược tính nguyên vẹn của cây thuốc. Những công dụng chính của lá đinh lăng phơi khô như chữa mất ngủ, an thần, chữa cảm sốt, đau nhức… được nhiều người trải nghiệm và công nhận hiệu quả.
Đinh lăng là một vị thuốc tốt và dễ tìm tại Việt Nam. Các hoạt dược tính trong đinh lăng được ứng dụng phổ biến trong y học. Bởi vì hàm lượng dược tính cao nên khi phơi khô lá đinh lăng phải đúng cách. Nếu thực hiện sai quy trình thì vị thuốc mất dược tính và không đảm bảo công dụng lá đinh lăng phơi khô.

Mô tả cây đinh lăng

Tên khác: Nam dương sâm, cây gỏi cá
Tên khoa học: Panax fruticosum L, Tieghemopanax frutiscosus Vig, Polyscias fruticosa Harms
Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)

1. Đặc điểm hình thái

Phần lớn các cây đinh lăng đều không cao đến 1.5m. Thân gỗ nhỏ và có nhiều tán lá như hình xương cá mọc sum xuê. Đinh lăng thuốc giống cây lá kép, mọc so le, mỗi lá đinh lăng có 3 lần xẻ lông chim còn phía mép có răng cưa. Hoa đinh lăng có màu trắng xám, mọc tụ lại ở đầu cành.

Thông thường lá và củ đinh lăng thường dùng làm thuốc. Người dân dùng lá đinh lăng tươi để nấu nước uống chữa bệnh, thải độc. Nếu muốn tích trữ dùng lâu ngày sẽ phơi khô đinh lăng hoặc sao vàng hạ thổ đinh lăng bảo quản lâu dài.

2. Thu hái – sơ chế

Dược tính của đinh lăng được đánh giá cao nhất sau 3 năm trưởng thành. Cây thường được thu hoạch vào mùa thu. Sau đó dùng nguyên liệu tươi sẽ được thái nhỏ để sấy hoặc phơi khô lá đinh lăng, rễ cây đem sắt mỏng và sao vào bảo quản.

Xem thêm tại: https://phuhungap.com/cat/duoc-lieu/

3. Thành phần hóa học

Thành phần dược tính của cây đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin oleaneane (chủ yếu trong lá). Còn trong rễ cây đinh lăng cũng có chứa nhiều saponin tương tự như sâm. Đinh lăng tươi hay lá đinh lăng phơi khô đều có lượng vitamin lớn và có tới 20 loại axit amin quan trọng đối với sức khỏe như methionin, lyzin, cystein.

4. Vị thuốc

Trong ghi nhận Đông y, dược liệu đinh lăng khô có vị ngọt, vị hơi đắng, tính mát.

5. Cách dùng và liều lượng

Trung bình người bệnh cần dùng khoảng 50gram lá đinh lăng phơi khô để uống mỗi ngày. Người bệnh có thể phơi lá đinh lăng để uống, hoặc dùng lá đinh lăng ngâm rượu hoặc chế biến thành món ăn đều đảm bảo được dược tính.

6. Tác dụng phụ

Đối với lá đinh lăng tương khuyến khích dùng không quá 100 gram/ngày, đinh lăng khô không quá 50gra,/ngày. Chỉ nên dùng đinh lăng khô chữa bệnh với một liều lượng nhất định. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều saponin có trong đinh lăng khô có thể cản trở hoạt động của tim.

Công dụng của lá đinh lăng phơi khô

Cây đinh lăng có rất nhiều công dụng trong điều trị các chứng suy nhược nói chung. Rễ và lá đinh lăng là những bộ phận thường được dùng làm thuốc. Đối với lá đinh lăng, vị thuốc được dùng tươi hoặc dùng khô tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Những công dụng chính của lá đinh lăng phơi khô được công nhận trong Y học dân tộc gồm có:

  • – Nước lá đinh lăng khô có tác dụng lợi tiểu, bồi bổ cơ thể suy nhược gầy yếu.
    – Thải độc cơ thể, chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa chứng mụn nhọt, sưng tấy.
    – Cải thiện tình trạng dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mề đay.
    – Tác dụng an thần, chữa mất ngủ và tăng cường trí nhớ.
    – Hỗ trợ điều trị các trường hợp tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu.
    – Đinh lăng khô chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp.
    – Giải quyết tình trạng tắc tia sữa, tăng cường đề kháng cho phụ nữ sau sinh.
    – Chữa sưng và đau ngực, đảm bảo chất lượng và số lượng sữa.
    – Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp trẻ ngủ ngon, ít quấy khóc.
  • Cách phơi lá đinh lăng để uống

Phần lá đinh lăng sau khi phơi khô có công dụng tốt cho những người có nhu cầu thải độc, thanh nhiệt. Phương thuốc tốt cho phụ nữ sau sinh bị mất sữa, tắc sữa và phòng ngừa bệnh hậu sản hiệu quả. Cách phơi lá đinh lăng để uống đơn giản nhưng bạn nên chú ý thực hiện đúng quý trình để vị thuốc bảo toàn được dược tính.

Phuhungap
Đánh giá
0
0 ratings
5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%
Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Write a customer review

Be the first to review “Lá Đinh Lăng”

TOP

.
.
.
.