DMCA.com Protection Status Hoài Sơn - Công Ty AP PHÚ HƯNG
Hoài Sơn

Hoài Sơn

Nước sắc hoài sơn có thể ức chế co thắt ruột do adrenalin gây nên, hồi phục nhu động đều đặn của ruột (thí nghiệm trên thỏ). Uống nước sắc có tác dụng làm lành bệnh viêm loét miệng ở gia súc. Trong Đông y, hoài sơn có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh phế, tỳ vị và thận. Dược liệu này có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, chỉ khát.

Danh mục: Từ khóa:

1.Tìm hiểu chung về hoài sơn

Hoài sơn là một dây leo có 1–2 rễ củ mập, hình trụ hơi dẹt, thuôn dần về phía đầu như hình quả bầu, dài chừng 30–50cm (có thể đến 1m), ăn sâu xuống đất.

Thân cây nhẵn, hơi có cạnh, đôi khi có màu đỏ, thường mang những củ ngắn, nhỏ ở kẽ lá gọi là thiên hoài. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim dài, đầu nhọn. Cuống lá dài khoảng 1,5–3cm.

Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, màu vàng. Hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả nang có 3 cánh. Khi quả khô, cây không còn lá, hạt có cánh mỏng màu nâu xỉn.

Mùa hoa vào tháng 5–7 và mùa quả khoảng tháng 8–10.

Nguồn hoài sơn tự nhiên ở Việt nam tương đối phong phú. Cây có thể trồng ở miền núi, trung du và đồng bằng.

2. Bộ phận dùng của hoài sơn

Người ta thường sử dụng thân rễ củ mài để làm thuốc và gọi với tên là hoài sơn. Bộ phận này được thu hoạch vào mùa đông và đầu xuân khi cây tàn lụi.

Sau khi đem củ về rửa sạch, gọt vỏ thì chế biến bằng cách ngâm với nước phèn để loại bỏ chất nhớt (10g phèn chua trong 1 lít nước). Sấy diêm sinh liên tục trong 3 ngày đêm đến khi củ mềm nhũn, lấy ra nhúng nước, rửa sạch rồi phơi cho se lại. Tiếp tục sấy lưu huỳnh 1 ngày đêm cho đến khi củ mềm, phơi đến gần khô lại sấy lưu huỳnh 1 ngày đêm nữa.

Chọn củ to trắng, rửa sạch rồi đồ hoặc ủ cho mềm, thái lát hoặc bào mỏng, sấy khô để dùng (dùng sống). Nếu dùng chín, đem sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu có màu vàng đều.

Hoài sơn tốt phải có màu trắng bóng, không vàng, chất củ rắn chắc, không xốp, không có vết lỗ chỗ, không bị sâu nhọt. Bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.

Xem thêm tại: https://phuhungap.com/cat/duoc-lieu/

3. Thành phần hóa học trong hoài sơn

Trong hoài sơn chứa chủ yếu là tinh bột. Ngoài ra, còn có mucin (một loại protein nhớt), allantoin, các axit amin như arginin, cholin và enzyme maltase.

Về giá trị dinh dưỡng, trong củ mài có 63,25% tinh bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất đạm. Đây là một nguồn dinh dưỡng cao, đứng sau gạo và ngô.

Theo tài liệu Trung Quốc, hoài sơn có chất bột, chất nhầy (axit phytic), cholin, 16 axit amin, các men oxy hóa, vitamin C.

Ngoài ra, trong củ còn có nhiều loại nguyên tố vi lượng, tùy theo vùng đất trồng.

4. Tác dụng của củ hoài sơn

Theo tài liệu nước ngoài, loài hoài sơn (Dioscorea batatas) có tác dụng làm tăng hiệu lực của androgen. Enzyme trong loài này khi ở nhiệt độ thích hợp (45–55ºC) có khả năng thủy phân đường rất lớn.

Nước sắc hoài sơn có thể ức chế co thắt ruột do adrenalin gây nên, hồi phục nhu động đều đặn của ruột (thí nghiệm trên thỏ). Uống nước sắc có tác dụng làm lành bệnh viêm loét miệng ở gia súc.

Trong Đông y, hoài sơn có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh phế, tỳ vị và thận. Dược liệu này có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, sinh tân, ích phế, bổ thận, chỉ khát.

Trong y học cổ truyền, hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày, phế hư gây ho hen, bệnh đái tháo đường, di tinh, di niệu, bạch đới.

5. Liều dùng của củ hoài sơn

Mỗi ngày thường uống 10–20g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột.

Vị thuốc này hay được dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Hoài sơn với quả giun, hạt keo, ý dĩ có tác dụng chữa cam sài, gầy yếu, bụng ỏng đít beo (bụng có giun), kém ăn nôn trớ ở trẻ em.

Website: https://phuhungap.com/
Đánh giá
0
0 ratings
5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%
Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Write a customer review

Be the first to review “Hoài Sơn”

TOP

.
.
.
.