Sâm đương quy được ví như vị thuốc dành cho phụ nữ, được rất nhiều chị em quan tâm vì sao loại sâm lại có cái tên như thế. Và trong bài viết này hãy cùng AP PHÚ HƯNG tìm hiểu về nó nhé.
1. Sâm đương quy là gì? Có bao nhiêu loại sâm đương quy?
Sâm đương quy là một loại cây thuốc được sử dụng trong Đông Y, có tên khoa học là Angelica sinensis. Là một cây thân thảo lớn, có chiều từ 40-80cm, lá hình thon dài, cuống ngắn hoặc không có cuống, hoa đương quy thường có màu trắng nhạt và mọc theo từng cụm.
Đương quy thường sinh sống ở nơi có khí hậu mát mẻ, đa số là trên các địa hình cao như núi, cách mực nước biển khoảng 2000-3000m. Tại Việt Nam đương quy được trồng ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hoà Bình,…
Được biết, thì sâm đương quy có 4 loại: Đương quy tươi, đương quy khô, đương quy rừng, đương quy Việt Nam.
1. Các công dụng của sâm đương quy
Đối với sâm đương quy thì rễ được xem là bộ phận có giá trị nhất với hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0.26%. Ngoài ra một số hợp chất còn được tìm thấy trong dược liệu này như coumarin, sterol, axit amin, saccharide, đặc biệt là vitamin B12 có trong phần rễ cũng được tìm thấy.
Với nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu tốt cho sức khỏe con người như vậy thì chắc chắn sâm đương quy cũng có rất nhiều công dụng. Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, dưới đây là một số công dụng của sâm đương quy:
Chữa các bệnh về da và xương khớp
Đương quy thường được sử dụng để điều trị một số bệnh lý về nội tiết, các bệnh về da, chữa đầy hơi, khó tiêu các bệnh về xương khớp.
Chữa các bệnh viêm phế quản, viêm amidan
Loại dược liệu này còn có thể làm thuốc kháng khuẩn rất tốt, chữa được các bệnh như viêm phế quản, viêm amidan,…
Kích thích xuất kinh vào ngày đèn đỏ
Vào những ngày đèn đỏ đương quy còn được các chị em tin dùng để kích thích xuất kinh.
Chữa các bệnh viêm tĩnh mạch
Hoạt chất có trong đương quy còn có tác dụng ngăn chặn sự kết dính của tiểu cầu, điều trị viêm tắc tĩnh mạch và huyết khối não.
Làm tăng tuần hoàn máu, phòng chống đột quỵ
Ngoài ra, sâm đương quy còn có khả năng tăng tuần hoàn màu, phòng chống đột quỵ, do thiếu máu não. Vì trong đương quy chứa hàm lượng tinh dầu và sự góp mặt của ligustilide có tác dụng hạ huyết áp.
Điều trị các vấn đề về tiêu hóa
Bên cạnh đó, còn điều trị được các vấn đề về tiêu hoá, phần đầu của sâm đương quy thì có tác dụng tốt cho máu, còn phần cuối thịt tốt cho hoạt huyết.
3. Những ai không được dùng đương quy
Dưới đây là một số khuyến cáo về các trường hợp không được dùng đương quy:
Những ai không được dùng đương quy
Những người có cơ thể quá yếu không nên dùng đương quy.
Những người bị bệnh ung thư và đang trong giai đoạn xạ trị.
Các bệnh nhân bị cao huyết áp hoặc mắc các bệnh về gan và thận.
Đặc biệt, đối với rượu đương quy ngâm bạn không nên uống quá 50ml 1 ngày, không uống liên tục trong nhiều ngày.
Vì sâm đương quý rất hiếm và lượng tiêu thụ cao nên có rất nhiều người trộn hàng giả, hàng kém chất lượng để trục lợi. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước nguồn gốc xuất xứ trước khi mua loại thảo dược này và nên mua tại các cửa hàng có uy tín chất lượng cao nhé!
Hy vọng những thông tin trên mà AP PHÚ HƯNG cung cấp về công dụng và cách dùng sâm đương quy sẽ giúp bạn chọn mua và sử dụng nó một cách hiệu quả.