Trà hoa cúc táo đỏ là thức uống khá quen thuộc trong cuộc sống đời thường của người Việt Nam. Uống trà hoa cúc vừa giúp giải nhiệt, giảm cân nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe tinh thần thoải mái. Công dụng của trà hoa cúc táo đỏ là gì? Cách pha chế, uống vào lúc nào tốt cho sức khỏe nhất? Bài viết này sẽ trả lời giúp bạn tất cả.
Trà hoa cúc táo đỏ
1.1 Trà hoa cúc táo đỏ là gì?
Trà hoa Cúc có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae. Là một thức uống thanh tao, đầy thi vị với thành phần chủ yếu là hoa cúc khô. Theo nhiều nghiên cứu, loại hoa cúc này có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh.
Bình thường, để làm ra một ấm trà hoa Cúc thật sự rất đơn giản dùng hoa cúc khô bỏ vào trong nước nóng ở nhiệt độ tầm 80-95°C rồi chờ khoảng vài phút là có thể sử dụng. Nhưng đôi khi người ta cũng muốn làm độc đáo thêm cho món đồ uống của mình, có thể cho thêm các thành phần khác như táo đỏ vào để tăng hương vị và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn cho cơ thể.
1.2 Thành phần của trà hoa cúc táo đỏ
Hoa cúc khô
Hoa cúc trong Đông y không những có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, mà còn cải thiện tình trạng mất ngủ và rất nhiều những lợi ích khác nữa. Hoa cúc khô là nguyên liệu khá gần gũi với nhiều người và rất dễ tìm mua trên thị trường.
Trên thế giới có hơn 13000 loại hoa cúc nhưng 2 loại chính được lựa chọn để làm trà là Cúc trắng và Cúc vàng. Từ khâu trồng trọt đến chế biến, tất cả phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt để tạo ra được sản phẩm sấy khô đạt chất lượng cao nhất.
Táo đỏ (hay còn gọi là đại táo, táo tàu)
Nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn như gà hầm thuốc bắc hay để sắc thuốc bổ đông y. Táo đỏ có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần, hòa hoãn dược tính.
Ngoài ra, theo khoa học, táo đỏ còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như vitamin A, vitamin B2, vitamin C, calcium, phosphorous và iron nữa đấy các bạn ạ.
Công dụng của trà hoa cúc táo đỏ là gì?
Giải nhiệt
Những người làm việc trong môi trường chật hẹp như văn phòng, công xưởng bí bách rất dễ bị nóng trong người, bị nhiệt do không gian quá chật hẹp. Chính vì vậy việc uống trà hoa cúc rất tốt. Nó sẽ giúp giải nhiệt cơ thể, và khi kết hợp loại trà này với trà xanh và hoa hòe còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị chứng nhức đầu do sốc nhiệt.
Giải cảm, điều trị cảm lạnh
Một tạp chí sức khỏe Natural Health đã từng đăng bài các thầy thuốc cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng trà hoa cúc để chữa phong hàn hoặc cảm lạnh kèm sốt cao, sưng tấy và nhức đầu. Từ xa xưa con người đã tìm ra công dụng hữu ích của trà hoa cúc do hoa cúc có tính mát nên chúng được ứng dụng trong việc hạ sốt rất hiệu quả.
Tiêu độc, nhuận gan
Chắc hẳn bạn vẫn chưa biết khi kết hợp hoa cúc, bồ công anh và hoa kim ngân sẽ giúp tiêu độc, trị mụn nhọt, lợi gan. Trà hoa cúc có tác dụng giải độc gan và thanh lọc cơ thể, khi kết hợp cùng với những thực phẩm khác lại cần tăng khả năng của nó.
Trị mất ngủ, hạ huyết áp
Hầu như những loại trà từ thảo dược đều hỗ trợ điều trị mất ngủ. Trà hoa cúc cũng vậy có tác dụng làm giảm huyết áp và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan như chóng mặt, mất ngủ và nhức đầu. Không những vậy còn làm dịu bớt căng thẳng thần kinh, món thức uống này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ngoài ra trà hoa cúc khi kết hợp với táo đỏ giúp làm dịu dạ dày, tăng cường trao đổi chất, loại bỏ stress oxy hóa trong gan… và nhiều tác dụng khác nữa.
Cách pha trà hoa cúc táo đỏ
Cách để pha một ấm trà hoa cúc táo đỏ không quá khó khăn, bạn chỉ cần thực hiện đúng theo quy cách sau đây đảm bảo sẽ trọn vị ngon cũng như công dụng của trà hoa cúc táo đỏ.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
- Hoa cúc khô: 3 – 5g (tùy theo sở thích)
- Táo đỏ: 5g
- Ấm thủy tinh: 500ml
- Có thể thêm đường phèn, mật ong: 3 – 5 muỗng cafe (tùy theo sở thích)
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu
- Làm sạch hoa cúc nhẹ nhàng rửa từng bông hoa.
- Rửa nhẹ nhàng cẩn thận để không làm hỏng những cách hoa.
- Táo đỏ rửa sạch ngâm khoảng 10 phút cho mềm rồi cắt bỏ hạt táo. Bước này sẽ giúp cho việc nấu trà ra những dưỡng chất trong táo nhanh hơn.
Bước 3: Pha trà chuẩn vị
- Cho lượng trà đã chuẩn bị vào ấm đã tráng.
- Tưới nước nóng thấm đều vào trà rồi đổ đi ngay, điều này loại bỏ bụi khi phơi sấy.
Bước 4: Sử dụng trà
- Rót khoảng 500ml nước (đã ở nhiệt độ 85-90) cho 5g trà.
- Đậy nắp ấm khoảng 1- 3 phút rồi để trà ngậm nước rồi sử dụng.
Nên uống trà hoa cúc táo đỏ khi nào?
Theo kinh nghiệm của nhiều người cũng như các thầy thuốc bạn nên uống trà sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ 30 phút.
Sau khi ăn nhiều dầu mỡ: Cơ thể người bình thường cần tới 4 tiếng đồng hồ để tiêu hóa các thực phẩm giàu mỡ. Trà hoa cúc táo đỏ sẽ giúp dạ dày tiêu hóa nhanh hơn những thức ăn dầu mỡ, tránh cảm giác đầy bụng ngán đồ ăn.
Sau khi ăn mặn: Khi ăn mặn, lượng muối trong cơ thể tăng cao, uống trà sẽ nhanh chóng trung hòa cơ thể và bài tiết lượng muối thừa. Uống trà hoa Cúc táo đỏ thường xuyên còn góp phần giảm nguy cơ ung thư.
Sau khi vận động, ra mồ hôi: Sau khi tập thể dục hoặc vận động nhiều, cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn. Việc không bổ sung nước kịp thời sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, gây choáng váng, thậm chí có thể bị ngất.
Uống trà hoa cúc táo đỏ không những bù đắp nhanh lượng nước bị mất mà còn bổ sung thêm những khoáng chất thiết yếu cho cơ thể và làm giảm đau nhói cơ bắp khi vận động quá sức. Bài viết này chắc hẳn đã trả lời những thắc mắc của bạn giúp bạn sử dụng trà hoa cúc táo đỏ khoa học hợp lý nhất.