1. Quả sơn tra là quả gì?
Quả sơn trà có nhiều tên gọi khác nhau như dã sơn tra, bắc sơn tra hoặc nam sơn tra, xích qua tử hay mao tra,… Ngoài ra, quả sơn tra thuộc họ hoa hồng có tên dược liệu là fructus crataegi và tên khoa học là crataegus pinnatifida bunge hoặc crataegus cuneata sieb et zucc. Đây là loại thực vật có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng hiện nay tại Việt Nam cũng đa thu mua táo mèo và chua chát được dùng với tên Sơn tra. Tuy nhiên, hai loại cây này không có cùng chi với cây sơn tra nên vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu về những tác dụng tương tự.
Cây sơn tra thuộc nhóm cây thân gỗ sống lâu năm, có cành lá sum suê và đặc biệt có rất nhiều lông tơ mịn bao phủ cành non. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa cây bắc sơn tra và nam sơn tra.
- Cây bắc sơn tra: có thể cao tới 6m, có gai và được phân thành nhiều cành nhỏ. Phiến lá thuôn nhọn 2 đầu hoặc có hình trứng. Kích thước từ 5-10 x 4-7 cm. Lông lá mịn phủ theo dọc các gân lá ở mặt dưới, có răng cưa và mọc so le với nhau. Hoa sơn tra dạng tán màu trắng, có 5 cánh và 10 nhị. Quả sơn tra khi chín màu đỏ thẫm có đường kính từ 1cm đến 1,5cm.
- Cây nam sơn tra: có thể cao đến 15m và có gai nhỏ trên thân cây. Lá cây sơn tra dài và rộng hơn, nhiều lông mịn ở mặt dưới phiến lá. Quả sơn tra khi chín có màu đỏ hoặc màu vàng với đường kính từ 1cm đến 1,2cm.
Cây sơn tra ra quả quanh năm nên việc thu hoạch vị thuốc này khá dễ dàng và thuận tiện. Khi quả vừa chín tới thì có thể bắt đầu thu hoạch, sau đó phân cắt thành những lát dày trung bình khoảng 0,5 cm, sau đó đem sấy khô hoặc phơi để sử dụng là dược liệu.
Một số bộ phận được sử dụng làm thuốc và cách bảo quản bao gồm:
- Quả sơn tra có dạng cầu bên ngoài vỏ hơn nhăn nheo, nâu bóng và vân lốm đốm. Ở giữa là phần thịt quả sơn tra có màu nâu, cứng chắc bao quanh 5 hạch cứng.
- Lấy quả sơn tra khô chín, cắt thành từng lát một có kích thước trung bình dày khoảng 0,5cm và có đường kính khoảng 1,5cm. Những lát này có hình tròn, hơn cong và có thể còn mang cuống quả nên thường cắt ngang hoặc dọc.
- Cách chọn quả sơn tra làm dược liệu tốt: vị ngọt chua và vụn <2%, độ ẩm <13%, vỏ đỏ khoanh to và cùi dày, ít hạt.
- Hạt màu nâu đậm, phần vỏ cứng có hình trúng.
2. Công dụng của quả sơn tra
Thành phần hóa học
Theo nhiều tài liệu được ghi chép lại, quả sơn tra có thành phần hóa học khá phong phú và đa dạng:
- Acid citric, protid, vitamin C, tannin 2,76%, đường 16,4%, acid hữu cơ 2,7%,…
- Acid oleanic, chất tan trong nước 31%, phytosterin, độ tro 2,25%, cholin, phytosterin, photpho, sắt, acetylcholine,…
- Hoa quả sơn tra: tinh dầu, quextrin, quexetin,…
- Vỏ cây sơn tra: oxyacanthin, craraegin,…Một số tác dụng quả sơn tra trong Y Học Hiện Đại bao gồm:
- Hỗ trợ hệ tuần hoàn: giảm sự kích thích của cơ tim, tăng sức co bóp nhằm giúp tăng lưu lượng máu và điều hòa hệ tuần hoàn. Ở một số quốc gia đã chiết xuất từ dược liệu để điều chế các loại thuốc trợ tim và thuốc chống loạn nhịp tim.
- Giảm mỡ máu: giúp tăng bài tiết cholesterol ra ngoài cơ thể từ đó làm hạ lipid máu và phòng ngừa xơ vữa động mạch.
- Hỗ trợ tiêu hóa: giúp kích thích ăn ngon miệng, giảm khó tiêu và đầy hơi, hỗ trợ enzyme,…
- Kháng khuẩn: ức chế các trực khuẩn liên cầu beta và tụ cầu vàng,…
- An thần: hỗ trợ giấc ngủ và tăng cường sức khỏe.
Tác dụng sơn tra trong Y Học Cổ Truyền
Quả sơn tra có tác dụng gì? Trong Y Học Cổ Truyền, quả sơn tra khô là một trong những vị thuốc có tính hơn ôn, không độc, vị ngọt và chua nhẹ. Tác dụng vào tỳ và can hỗ trợ tiêu hóa, giảm ứ, lợi tiểu và hoạt huyết,… thường được dùng cho những người ăn uống không ngon miệng, đầy bụng, tiêu chảy, ợ hơi,…
3. Cách sử dụng quả sơn tra
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng có thể dùng quả sơn tra làm dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Quả sơn tra có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, tán bột hoặc sử dụng quả tươi hay quả sơn tra khô,… Liều lượng thông thường bao gồm:
- Dạng thuốc sắc: 3-10 gram/ngày
- Cao loãng: 20-30 giọt/ngày
- Sử dụng ngoài: liều lượng không cố định.
4. Một số bài thuốc từ quả sơn tra
4.1 Hỗ trợ tiêu hóa
Nguyên liệu gồm có:
- 10 gram sơn tra
- 2 gram hoàng liên
- 5 gram trần bì
- 6 gram chỉ thực
Đem tất cả nguyên liệu vào sắc và lấy nước uống chia làm 2-3 lần/ngày.
Hoặc quả sơn tra sống sao mỗi loại 20 gram, sắc lấy nước uốn 2-3 lần/ngày. Hoặc tán bột sơn tra, mộc hương, thanh bì với lượng bằng nhau, ngày uống 2 lần mỗi lần 4 gram với nước sôi.
4.2 Điều trị tiêu chảy, phân lỏng và đau bụng
Quả sơn tra 10 gram tán bột mịn rồi pha với nước sôi uống hoặc đối với trẻ em thì nên nấu thành siro, cho trẻ uống từ 5-10ml mỗi lần, ngày 3 lần.
4.3 Hỗ trợ cho quá trình điều trị rối loạn lipid máu
Nguyên liệu bao gồm quả sơn tra, mạch nha đem chế thành dạng tra và pha uống ngày 2 lần, mỗi lần sử dụng 1 gói khoảng 30 gram trong 3 tuần.
Tóm lại, quả sơn tra từ lâu đã được sử dụng trong dân gian với sự phong phú và đa dạng về tác dụng mà quả sơn tra mang lại trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào bạn cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá tình trạng bệnh và có bài thuốc phù hợp.